preloader
TRÌNH TỰ LẬP MÔ HÌNH BIM}

15 August 2021

TRÌNH TỰ LẬP MÔ HÌNH BIM

Tùy theo yêu cầu và mục tiêu của dự án mà áp dụng một trong hai phương pháp trên. Đối với việc lập mô hình BIM từ bản vẽ thiết kế 2D chỉ được thực hiện khi đã có thiết kế 2D, thông thường đơn vị tư vấn thiết kế sẽ chuyển giao bản vẽ thiết kế cho đơn vị tư vấn BIM để thực hiện việc lập mô hình. Đối với phương pháp thiết kế trực tiếp trên nền BIM, thông thường đơn vị tư vấn thiết kế sẽ kết hợp việc thiết kế và lập mô hình, sau đó có thể đơn vị tư vấn BIM sẽ tiếp tục bổ sung thêm các thông tin dựa

1. Tổng quan

Việc lập mô hình 3D BIM được thực hiện theo hai phương pháp:

– Lập mô hình BIM từ bản vẽ thiết kế 2D.

– Thiết kế trực tiếp trên nền BIM.

 

Tùy theo yêu cầu và mục tiêu của dự án mà áp dụng một trong hai phương pháp trên. Đối với việc lập mô hình BIM từ bản vẽ thiết kế 2D chỉ được thực hiện khi đã có thiết kế 2D, thông thường đơn vị tư vấn thiết kế sẽ chuyển giao bản vẽ thiết kế cho đơn vị tư vấn BIM để thực hiện việc lập mô hình. Đối với phương pháp thiết kế trực tiếp trên nền BIM, thông thường đơn vị tư vấn thiết kế sẽ kết hợp việc thiết kế và lập mô hình, sau đó có thể đơn vị tư vấn BIM sẽ tiếp tục bổ sung thêm các thông tin dựa trên mô hình do đơn vị tư vấn thiết kế cung cấp để phục vụ các mục đích khác nhau.

2. Trình tự lập mô hình BIM

2.1 Lập mô hình BIM từ thiết kế 2D

Công tác lập mô hình BIM từ thiết kế 2D được tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế 2D

Bước đầu tiên là tiến hành nghiên cứu các bản vẽ thiết kế 2D, sắp xếp theo trình tự phục vụ công tác lập mô hình (thông thường nên sắp xếp các bản vẽ theo trình tự thi công xây dựng), bao gồm mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các chi tiết. Mỗi tệp chỉ nên thể hiện một bản vẽ duy nhất, phục vụ việc nhập liệu vào công cụ lập mô hình.

Việc nghiên cứu bản vẽ cũng hỗ trợ công tác lập mô hình được nhanh chóng, hạn chế sai lỗi.

Bước 2: Thiết lập tệp mẫu

Tùy theo mục đích, bộ môn thiết kế để thiết lập các tệp mẫu khác nhau.

– Tệp mẫu lập mô hình kiến trúc.

– Tệp mẫu lập mô hình kết cấu.

– Tệp mẫu lập mô hình điều hòa thông gió.

– Tệp mẫu lập mô hình cấp thoát nước.

– Tệp mẫu lập mô hình phòng cháy chữa cháy.

– Tệp mẫu lập mô hình điện chiếu sáng.

– Tệp mẫu lập mô hình điện động lực.

– Tệp mẫu lập mô hình tất cả các bộ môn.

Việc lập trước các tệp mẫu sẽ giúp việc lập mô hình được nhanh chóng, chính xác, dễ dàng trong công tác quản lý, khai thác mô hình. Các tệp mẫu phải đảm bảo có sẵn cây thư mục, tiêu chuẩn đường nét, vật liệu, các khung nhìn mẫu, các thư viện đối tượng BIM cần thiết…

Bước 3: Tiến hành lập mô hình

Công tác lập mô hình được tiến hành như sau:

– Sử dụng tệp mẫu phù hợp;

– Thiết lập hệ lưới trục và cao trình cần thiết;

– Thiết lập các khung nhìn cần thiết (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt 3D);

– Nhập tệp bản vẽ để lập mô hình (nên mô hình dựa trên bản vẽ mặt bằng trước tiên);

– Sử dụng thư viện đối tượng BIM để thể hiện các đối tượng theo bản vẽ.

– Bổ sung các đối tượng BIM khác để hoàn thiện mô hình (nếu có).

Ghi chú: Mô hình cần tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc quy định.

Bước 4: Kiểm tra mô hình

Tiến hành kiểm tra mô hình theo quy định.

Bước 5: Phối hợp mô hình liên bộ môn

Việc phối hợp mô hình liên bộ môn nhằm phát hiện các xung đột và xử lý trước khi khai thác mô hình. Các tiêu chuẩn phát hiện xung đột cần tuân thủ ma trận xung đột.

Bước 6: Khai thác mô hình

Các sản phẩm có thể khai thác từ mô hình như bản vẽ, bảng thống kê khối lượng, hình ảnh diễn họa…

2.2 Thiết kế trực tiếp trên nền BIM

Công tác thiết kế trực tiếp trên nền BIM được tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Nghiên cứu yêu cầu thiết kế

Bước 2: Thiết lập tệp mẫu

Tùy theo mục đích, bộ môn thiết kế để lập các tệp mẫu khác nhau.

– Tệp mẫu lập mô hình kiến trúc.

– Tệp mẫu lập mô hình kết cấu.

– Tệp mẫu lập mô hình điều hòa thông gió.

– Tệp mẫu lập mô hình cấp thoát nước.

– Tệp mẫu lập mô hình phòng cháy chữa cháy.

– Tệp mẫu lập mô hình điện chiếu sáng.

– Tệp mẫu lập mô hình điện động lực.

– Tệp mẫu lập mô hình tất cả các bộ môn.

Việc lập trước các tệp mẫu sẽ giúp việc lập mô hình được nhanh chóng, chính xác, dễ dàng trong công tác quản lý, khai thác mô hình. Các tệp mẫu phải đảm bảo có sẵn cây thư mục, tiêu chuẩn đường nét, vật liệu, các khung nhìn mẫu, các thư viện đối tượng BIM cần thiết…

Bước 3: Tiến hành lập mô hình

Công tác lập mô hình được tiến hành như sau:

– Sử dụng tệp mẫu phù hợp;

– Thiết lập hệ lưới trục và cao trình cần thiết;

– Thiết lập các khung nhìn cần thiết (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt 3D);

– Nhập tệp bản vẽ để lập mô hình (nên mô hình dựa trên bản vẽ mặt bằng);

– Sử dụng thư viện đối tượng BIM để thể hiện các đối tượng theo bản vẽ;

– Bổ sung các đối tượng BIM khác để hoàn thiện mô hình (nếu có).

Ghi chú: Mô hình cần tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc quy định.

Bước 4: Kiểm tra mô hình

Tiến hành kiểm tra mô hình theo quy định.

Bước 5: Phối hợp mô hình liên bộ môn

Việc phối hợp mô hình liên bộ môn nhằm phát hiện các xung đột và xử lý trước khi khai thác mô hình. Các tiêu chuẩn phát hiện xung đột cần tuân thủ ma trận xung đột.

Bước 6: Khai thác mô hình

Các sản phẩm có thể khai thác từ mô hình như bản vẽ, bảng thống kê khối lượng, hình ảnh diễn họa…

Share: